Thứ Năm, 5 tháng 7, 2018

Bệnh phong ngứa ở trẻ em và cách phòng tránh hiệu quả

Bệnh phong ngứa ở trẻ em và cách phòng tránh hiệu quả


Trẻ em có hệ thống miễn dịch chưa được hoàn thiện, cộng thêm làn da dễ bị mẫn cảm. Do đó rất dễ bị các bệnh ngoài da, đặc biệt là bệnh phong ngứa. Vậy bệnh phong ngứa ở trẻ em là gì, cách phòng tránh ra sao? Bài viết dưới đây sẽ giúp các bậc cha mẹ nắm rõ một số kiến thức cơ bản nhất để xử lí kịp thời khi thấy con mình gặp phải bệnh phong ngứa.

Bệnh phong ngứa ở trẻ em là gì?

Theo bác sĩ Nguyễn Tiến Thành (chuyên khoa da liễu tại bệnh viện da liễu trung ương) cho biết: Bệnh phong ngứa ở trẻ em là bệnh lí về da hay còn có tên gọi khác là bệnh mề đay mẩn ngứa, khi bệnh xuất hiện sẽ khiến bạn đối mặt với những cơn ngứa dữ dội tại một vùng cơ thể hoặc trên toàn bộ cơ thể. Ngứa còn kèm theo  những dấu hiệu khác như sưng phù da và nổi sẩn đỏ.
Hầu hết những trẻ có cơ địa yếu và rất nhạy cảm với một số tác động từ bên ngoài như thời tiết thay đổi thất thường, thực phẩm ăn uống, do tiếp xúc chất kích ứng, dị ứng thuốc tây, nhiễm kí sinh trùng, vi khuẩn, virus, nấm… khiến trẻ cảm thấy vô cùng mệt mỏi khó chịu. Ban  đầu cơn ngứa hình thành kèm theo nổi ban đỏ khắp người nếu không được phát hiện và chữa trị sớm. Bệnh để lâu sẽ chuyển sang mãn tính, kéo dài thời gian phát triển bệnh, trẻ sẽ dễ bị mắc phải chứng rối loạn tiêu hóa, suy hô hấp, tụt huyết áp, hoa mắt chóng mặt, sốc phản vệ có thể tử vong.
Phong ngứa tuy không phải là căn bệnh gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng bệnh thường dễ tái phát nhưng lại khó điều trị dứt hẳn nếu người bệnh không tuân thủ nghiêm ngặt trong quá trình điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Do đó, ngoài việc dùng thuốc điều trị bệnh, các bậc cha mẹ cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp phòng bệnh một cách hiệu quả nhất, giúp bệnh được khắc phục hoàn toàn và không có nguy cơ chuyển sang mãn tính gây ra những biến chứng nguy hiểm khác.

Cách phòng tránh bệnh phong ngứa ở trẻ hiệu quả nhất

1. Tránh tiếp xúc với các dị nguyên:
Tuyệt đối không cho trẻ tiếp xúc với môi trường ô nhiễm xung quanh như: nguồn nước không đảm bảo vệ sinh, các chất tẩy rửa độc hại, bụi bẩn, một số loại mỹ phẩm từ sữa tắm, lông thú vật nuôi trong nhà, chất thải…. để bệnh không có khả năng xuất hiện.
2/ Chế độ ăn uống hợp lí:
Trẻ nhỏ ăn uống, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng là yếu tố cần thiết giúp cơ thể trẻ phát triển toàn diện. Tuy nhiên, đối với những trẻ mắc bệnh phong ngứa để có chế độ ăn uống đúng cách, giúp bệnh mau chóng cải thiện thì các mẹ nên cho trẻ ăn nhiều là rau, củ, quả và đương nhiên những chất đạm, kali, canxi,…  cần thiết có trong thịt, cá cũng nên được bổ sung đầy đủ. Những món từ biển, thức ăn nhanh không cần kiêng cữ nhiều nhưng cần biết  hạn chế, sử dụng ít lại nhé để tránh bị dị ứng do thực phẩm.
Ngoài ra, các mẹ nên bổ sung thêm một số loại nước ép từ hoa quả như cam, bưởi, cà rốt, cà chua, nha đam…. giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ.
3/ Chú ý đến môi trường sống của trẻ:
Cần phải thường xuyên lau chùi, dọn dẹp mọi ngóc ngách trong nhà, giặt giũ chăn ga, gối, mùng sạch sẽ, khô thoáng mỗi ngày. Chỗ  ở sạch sẽ giúp hạn chế được những hiểm họa gây bệnh phong ngứa từ bụi, nấm, vi khuẩn. Ngoài ra, khi sống trong môi trường thông thoáng, sạch sẽ giúp các bé được cải thiện tinh thần, có thêm động lực yêu thích ngôi nhà mình hơn.
4/ Tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột:
Nhiệt độ có sự chênh  lệch lớn không chỉ có hại cho hệ hô hấp của trẻ mà chúng còn khiến phát sinh những căn bệnh dị ứng da như bệnh phong ngứa. Do đó, nên giữ nhiệt độ thích hợp cho trẻ, khi thời tiết thay đổi đột ngột, tránh trường hợp cho trẻ tiếp xúc với môi trường quá nóng hoặc quá lạnh dễ phát bệnh.
5/ Vệ sinh sạch cơ thể trẻ mỗi ngày:
Có nhiều ý kiến cho rằng khi mắc bệnh  phong ngứa cần phải kiêng nước để bệnh không chuyển biến theo chiều hướng xấu. Tuy nhiên, theo y học quan điểm này hoàn toàn sai lầm, bởi việc kiêng cử không vệ sinh sạch sẽ cơ thể sẽ khiến trẻ bị đổ mồ hôi, làm cho cơn ngứa trở nên dữ dội hơn và dẫn đến tình trạng trẻ cào gãi trên da gây trầy tróc… tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây viêm nhiễm nặng trên da.
Chính vì thế, bố mẹ nên vệ sinh cho trẻ hàng ngày bằng nước ấm (nước không quá nóng cũng không quá lạnh) rồi lau sạch toàn thân cho trẻ, giúp loại bỏ các tác nhân gây bệnh phong ngứa do tiếp xúc với da.
6/ Cắt móng tay móng chân cho trẻ:
Cắt móng tay, móng chân cho trẻ là vấn đề rất cần thiết không chỉ giúp trẻ phòng tránh được các vi khuẩn có hại xâm nhập và ẩn núp trong kẽ móng mà còn kiểm soát được tình trạng trẻ gãi nhiều trên da gây trầy tróc. Nếu trẻ đã ý thức được thì bạn cần dặn trẻ không được gãi mạnh hoặc hạn chế gãi. Vì như thế có thể gây tổn thương da hoặc viêm loét da sẽ làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn rất nhiều.
7/ Dưỡng ẩm da cho trẻ:
Dưỡng ẩm da cho trẻ là bước cuối cùng giúp trẻ phòng tránh được bệnh phong ngứa tiến triển, các mẹ nên dùng khăn sạch để lau khô da sau đó bôi dầu dưỡng lên da bé để ngăn chặn tình trạng da bị khô gây ngứa ngáy. Một số loại dầu như dầu dừa, dầu oliu hay thuốc mỡ bôi ngoài da mà bạn có thể lựa chọn.
Như vậy, qua những thông tin do chuyên trang chuatrimedaymanngua.com cung cấp trên đã giúp chúng ta hiểu được bệnh phong ngứa ở trẻ em là gì. Từ đó các bậc cha mẹ sẽ có thêm kiến thức bổ ích trong việc chăm sóc bé một cách tốt nhất.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

hi

Intro ReePlus

Intro ReePlus