Thứ Sáu, 29 tháng 6, 2018

 BÉ GÁI 5 THÁNG TUỔI SUÝT CHẾT VÌ BỆNH THƯỜNG GẶP VÀO MÙA LẠNH, ĐỪNG ĐỂ TRẺ CHẾT VÌ CĂN BỆNH CÓ THỂ PHÒNG NGỪA!
Viêm phế quản phổi là một trong những bệnh hô hấp phổ biến nhất trong mùa lạnh. Do đối tượng bệnh chủ yếu là trẻ nhỏ, sức đề kháng kém nên cha mẹ rất lo lắng, tìm mọi cách điều trị cho con. Tuy nhiên, nếu chăm con không đúng cách có thể khiến bệnh tình của trẻ thêm trầm trọng…
Đừng mất con vì cha mẹ thiếu hiểu biết
 Bé gái 5 tháng tuổi suýt chết vì bệnh thường gặp vào mùa lạnh, đừng để trẻ chết vì căn bệnh có thể phòng ngừa!
Đây là bé Bonnie (sống ở Anh), 5 tháng tuổi, bé được bác sĩ chẩn đoán là cảm lạnh thông thường với các dấu hiệu ho, khó thở và tim đập nhanh, sau đó cho về nhà điều trị. Nhưng chỉ sau vài giờ Bonnie trở về nhà, các cơn ho kéo dài hơn và tình trạng khó thở ngày càng trở nên trầm trọng. Mẹ bé vội vã đưa con quay trở lại bệnh viện, tưởng như không kịp vì Bonnie đã có lúc ngừng thở khi đang ở trên xe cấp cứu, mức oxy của bé giảm mạnh và nhịp tim tăng vọt. Con bé gần như đã bước vào cửa tử.
Bé gái 5 tháng tuổi suýt chết vì bệnh thường gặp vào mùa lạnh, đừng để trẻ chết vì căn bệnh có thể phòng ngừa!
Cô bé Bonnie khi được hơn 4 tháng tuổi
Có rất nhiều bậc cha mẹ cũng giống như mẹ bé Bonnie: không bao giờ biết hoặc không tin rằng cảm lạnh có thể giết chết một đứa trẻ. Họ thường lo lắng về các bệnh nguy hiểm như viêm màng não, sởi, quai bị… và cho rằng ho, viêm phế quản chỉ là những bệnh vặt phổ biến mà đứa trẻ nào cũng mắc phải vào mùa lạnh. Nhưng, thực tế cho thấy cảm lạnh có thể gây biến chứng thành viêm phế quản phổi và nếu cha mẹ coi nhẹ, bệnh có thể chuyển biến nghiêm trọng dẫn đến tử vong. Như trường hợp của Bonnie, ban đầu bé chỉ bị cảm lạnh, sau đó đã bị bội nhiễm và dẫn đến biến chứng viêm phế quản phổi – một loại bệnh nhiễm trùng đường hô hấp phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ gây nhiễm trùng huyết, nguy hiểm tới tính mạng.
Bé gái 5 tháng tuổi suýt chết vì bệnh thường gặp vào mùa lạnh, đừng để trẻ chết vì căn bệnh có thể phòng ngừa!
Hàng trăm trẻ nhập viện mỗi ngày vì bệnh hô hấp
TS.BS Trần Anh Tuấn, Trưởng khoa Hô hấp Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết: “Tại khoa Hô hấp của bệnh viện, mỗi ngày có từ 240-250 trẻ điều trị các bệnh hô hấp. Có những thời điểm, số lượng trẻ nhập viện lên đến 300 em”. Bệnh viện Nhi đồng 1 (BVNĐ1) TP.HCM bắt đầu quá tải bởi bệnh nhi nhập viện quá đông, nguyên nhân là thời tiết chuyển lạnh bất thường nên số lượng bệnh nhi nhập viện có dấu hiệu gia tăng trở lại. Tại Bệnh viện Nhi đồng 2 (BVNĐ2), tình trạng trẻ nhập viện vì nhiễm lạnh cũng tăng, có khoảng 500 trẻ điều trị các bệnh về đường hô hấp. Hai bệnh phổ biến mà nhiều trẻ mắc phải trong đợt này là viêm phổi và viêm phế quản.
Chị Lan Phương (quận 7) chia sẻ, con trai chị mới 8 tháng bị viêm phế quản phổi phải nằm viện điều trị. Bé phải dùng đến kháng sinh liều mạnh, nhưng trái gió trở trời là bệnh lại tái phát. Sau 2 tuần nặm viện, bé được cho xuất viện nhưng vừa về nhà 3 ngày lập tức phải quay trở lại viện vì bệnh trầm trọng hơn, phải thở ôxy. Mất thêm 10 ngày sau, bé mới ổn định và xuất viện. Nhìn tay chân con tím bầm vì lấy ven, chị Phương sụt sùi lo lắng mấy ngày cuối năm thời tiết trở lạnh, chỉ lo bệnh của con tái phát, hai mẹ con ăn tết trong bệnh viện thì khổ…
Bệnh có thể phòng ngừa bằng nhiều cách
* Triệu chứng bệnh:
Bệnh viêm phế quản phổi ở trẻ em giai đoạn đầu thường bị các bậc cha mẹ nhầm với các bệnh hô hấp khác như ho, viêm họng. Trẻ sẽ có biểu hiện thông thường như sốt nhẹ, ho húng hắng, chảy nước mắt và nước mũi, khò khè, ăn kém, bỏ bú, quấy khóc… Nếu không được điều trị đúng, trẻ có thể diễn biến nặng hơn với biểu hiện sốt cao, ho tăng lên, có đờm, khó thở, thở nhanh, rút lõm lồng ngực, bỏ bú hoặc bú kém, tím môi, tím đầu chi. Trẻ mệt mỏi, quấy khóc, có thể bị tiêu chảy, nôn, đau bụng. Giai đoạn kịch phát trẻ sẽ hôn mê nếu không hạ sốt kịp thời, biến chứng suy hô hấp, viêm phổi, xẹp phổi, nguy kịch tính mạng.
* Nguyên nhân gây bệnh:
Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh viêm phế quản phổi ở trẻ như: do phế cầu khuẩn, do Hib, do trẻ bị cúm và bội nhiễm dẫn đến viêm phế quản phổi, do môi trường sống kém vệ sinh, ô nhiễm không khí, thời tiết lạnh, hay trong giai đoạn chuyển mùa thì sức đề kháng của trẻ cũng kém hơn hoặc trong gia đình có người hút thuốc lá, người bị bệnh lao. Với những trẻ bị suy dinh dưỡng, thiếu chất, không chích ngừa đầy đủ… cũng rất dễ mắc căn bệnh này.
* Phương pháp điều trị
Khi nhà có trẻ bị viêm phế quản phổi, cha mẹ tuyệt đối không tự điều trị bằng thuốc kháng sinh, thuốc giảm ho một cách tuỳ tiện vì có thể sẽ khiến bệnh tình trở nặng, kháng thuốc hoặc bất cẩn khiến con rơi vào nguy kịch như bé Bonnie ở trên. Trẻ cần được thăm khám để bác sĩ kê đơn phù hợp vào nguyên nhân gây bệnh. Các bác sĩ cảnh báo cha mẹ cần phải cho trẻ nhập viện sớm nếu trẻ ho, sổ mũi có kèm theo một trong những dấu hiệu:
  • Có rút lõm lồng ngực (phần giữa bụng và ngực lõm vào khi trẻ hít vào).
  • Thở mệt, cánh mũi phập phồng, da niêm tím tái.
  • Thở khò khè hay thở rít khi nằm yên.
  • Không uống được, co giật hoặc li bì khó đánh thức.
* Cách phòng ngừa bệnh
Cách phòng ngừa tốt nhất bệnh viêm phế quản phổi là cho trẻ chích ngừa đầy đủ, đúng lịch những vắc xin cần thiết để phòng tránh bệnh viêm phế quản phổi ở trẻ. Các vắc xin cần thiết để ngừa bệnh  bao gồm:
  • Những vắc xin cộng hợp có chứa Hib: 6in1 Infanrix Hexa, 5in1 Pentaxim, hoặc vacxin đơn Quimi-Hib
  • Synflorix phòng những bệnh do phế cầu khuẩn
  • Cúm: Influvac, Vaxigrip
* Chăm sóc trẻ đúng cách trong mùa lạnh
  • Hạn chế cho trẻ ra ngoài trong thời tiết giá lạnh, đặc biệt là khoảng thời gian từ 21 giờ hôm trước đến 6 giờ hôm sau. Nếu phải ra ngoài cần chú ý mặc ấm; luôn giữ cơ thể khô ráo, tránh bị ẩm ướt, đặc biệt là vùng cổ, tay, chân để hạn chế các bệnh do cảm lạnh.
  • Tránh tiếp xúc với khói thuốc, khói bếp than, lông chó mèo.
  • Giữ vệ sinh cho trẻ. Với trẻ lớn: cần vệ sinh miệng, họng sạch sẽ thường xuyên cho trẻ; súc miệng bằng nước ấm có pha muối loãng; thường xuyên rửa tay với xà phòng. Với trẻ nhũ nhi: cần vệ sinh tai – mũi họng thường xuyên.
  • Cho trẻ ăn uống đủ chất đảm bảo năng lượng cho cơ thể chống rét; bổ sung đủ 4 nhóm chất cơ bản trong bữa ăn hàng ngày (như tinh bột, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

hi

Intro ReePlus

Intro ReePlus