Đã bao giờ bạn nhận thấy trên móng tay hoặc móng chân tự nhiên một xuất hiện những được kẻ sọc màu nâu hoặc màu đen chưa? Có rất nhiều nguyên nhân đằng sau chúng, trong số đó có một số nguyên nhân vô cùng nghiêm trọng về mặt sức khỏe, nghiêm trọng nhất có thể là bệnh ung thư tế bào hắc tố melanoma trên móng hay còn được gọi là u hắc tố dưới móng (subungual melanoma) - một căn bệnh ung thư da phổ biến gây chết người. Hãy chú ý đến những đường sọc xuất hiện trên móng tay, móng chân bởi đó có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư hắc tố (Melanoma)!
Ung thư tế bào hắc tố Melanoma có lẽ là căn bệnh ung thư da phổ biến nhất. Tình trạng móng thay đổi màu sắc xuất hiện những sọc sậm màu longitudinal melanonychia (các mũi tên) do bởi việc sản xuất thừa các hắc tố ở khu vực móng tay. Những vệt kẻ sọc trên móng tay đôi khi còn do nguyên nhân gây ra bởi "nail moles - vết chấm trên móng tay", tương tự như nuốt ruồi mọc lên ở các bộ phận khác trên cơ thể. Mặc dù nó có thể không phát triển thành các bệnh nghiêm trọng nhưng vẫn cần phải được theo dõi thường xuyên. Đặc biệt, những vết chấm trên móng tay thường xuất hiện phổ biến hơn ở trẻ nhỏ.
Những đường kẻ sọc màu hay kẻ sọc đậm trên móng tay, móng chân xuất hiện khá phổ biến ở những người da màu. Các chuyên gia ước tính rằng khoảng 70% người Mỹ gốc Phi trên độ tuổi 20 thường xuất hiện các sọc trên móng tay/móng chân và hầu hết tất cả những người Mỹ gốc Phi trên 50 tuổi đều có một loại sắc tố đổi màu. Bên cạnh đó, chỉ có khoảng 10 đến 20% người gốc Nhật Bản có nhiễm sắc tố móng và nó sẽ xuất hiện ít hơn 2% so với người da trắng.
Nhiễm sắc tố móng được phát hiện là U hắc tố dưới móng (subungual melanoma) có tỷ lệ mắc cao nhất ở các khu vực trên cơ thể, vì vậy bất kỳ sự đổi màu nào trên móng tay, móng chân bạn cũng nên đi đến kiểm tra bởi bác sĩ chuyên khoa da liễu. Bác sĩ khoa da liễu sẽ xem xét các triệu chứng dựa theo thứ tự danh sách từ A đến F để loại trừ trường hợp mắc phải u hắc tố.
- A: Tuổi. U hắc tố dưới móng (subungual melanoma) thường gặp ở những người có độ tuổi từ 50 đến 70 tuổi.
- B: Đường kẻ sọc màu nâu/đen rộng hơn 3cm.
- C: Những thay đổi được ghi nhận trong quá trình thay đổi nhiễm sắc tố.
- D: Xuất hiện ở ngón tay/ngón chân nào. Ngón tay cái là nơi thường xuyên xuất hiện nhất, sau đó là ngón trỏ và tiếp theo là ngón út.
- E: Mở rộng phạm vi đổi màu ở lớp biểu bì hoặc lớp da xếp sâu ở góc móng (được gọi là dấu hiệu Hutchinson).
- F: Tiểu sử bệnh của mọi người trong gia đình.
Ngoài ra, có rất nhiều lý do khác nhau khiến sắc tố trên móng xảy ra: Chấn thương móng, thuốc men, bệnh toàn thân, thiếu vitamin và các điều kiện khác về da cũng có thể xuất hiện nhiều hơn một đường kẻ sọc dài trên da. Bác sĩ chuyên khoa da liễu sẽ kiểm tra toàn bộ tiểu sử tình trạng sức khỏe để quyết định các bước thực hiện tiếp theo.
Nếu móng tay hoặc móng chân của bạn bị nghi ngờ là mắc ung thư tế bào hắc tố Melanoma trên móng, bác sĩ sẽ thực hiện một tiểu phẫu sinh thiết nhỏ.
Còn nếu móng tay/móng chân được xác định bị ung thư tế bào hắc tố (Melanoma), phẫu thuật sẽ được thực hiện để loại bỏ hoàn toàn những phần ung thư tế bào hắc tố và phẫu thuật Mohs (Mohs micrographic surgery - một thủ thuật cắt lọc đặc biệt có hiệu quả trong việc điều trị hai loại ung thư da phổ biến nhất), trong đó tỷ lệ chữa khỏi bệnh là rất cao, có thể thực hiện được.
Một điều nữa cần lưu ý, đó là phụ nữ cần phải chú ý nhiều hơn nam giới trong việc theo dõi sức khỏe của móng tay/móng chân, bởi phụ nữ thường sơn móng tay hoặc đắp móng bột (acrylic) bao phủ lên toàn bộ móng làm khó có thể quan sát bất kỳ sự thay đổi nào trên móng. Hãy chắc chắn rằng bạn có thể phân biệt được giữa sơn móng tay hoặc các phương pháp điều trị móng để có thể nhìn rõ tình trạng móng tay và móng chân, thấy được bất kỳ dấu hiệu thay đổi màu sắc nào. Nếu nhận thấy sự thay đổi sắc tố trên móng ngày càng rõ rệt, đừng trì hoãn việc đến gặp bác sĩ để có thể nhanh chóng phát hiện được bệnh tình nhé!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
hi