ca mắc sởi nặng trong 2 tuần vừa qua tại TP.HCM. Các chuyên gia cảnh báo bệnh sởi có thể quay lại. Đối tượng gặp nguy hiểm nhất là trẻ nhỏ, nhất là nhóm những trẻ em không được bảo vệ bởi vắc xin phòng bệnh sởi!
Trong 3 ca mắc sởi nhập viện tại TP.HCM, bệnh nhi nhỏ tuổi nhất mới 18 tháng tuổi (ngụ quận 2). Cháu bé mới được đưa vào TP.HCM 4 ngày thì phát bệnh, trước đó bé sống tại miền Bắc. Ngoài ra, có thêm một bệnh nhi ngụ tại quận 6 và một bệnh nhân 23 tuổi, ngụ tại quận Phú Nhuận.
Bệnh sởi rất nguy hiểm với đối tượng trẻ dưới 3 tuổi
Điều đáng lo ngại là cả 3 ca mắc sởi không liên quan về nguồn lây nhiễm, bệnh xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em, nên không thể loại trừ khả năng bệnh sởi quay lại theo tính chu kỳ và diễn biến phức tạp. Theo các chuyên gia, nếu không có miễn dịch cộng đồng thì chu kỳ dịch sởi là 3 – 5 năm/lần, gần nhất là đầu năm 2014. Nếu người dân không có ý thức chủng ngừa, dịch có nguy cơ bùng phát mạnh.
Dịch sởi năm 2014 ghi nhận cả nước có hơn 35 ngàn ca sốt phát ban nghi sởi, trong đó gần 6,000 ca ghi nhận mắc sởi, trong đó có 147 trường hợp tử vong có liên quan đến sởi.
Trong 35 ngàn ca nhiễm sởi, phần lớn là trẻ từ 9 tháng đến 24 tháng. Đó là những trẻ không được tiêm chủng, điều đó chứng tỏ ý thức chủ động phòng ngừa bệnh cho con cái của các bậc phụ huynh còn rất kém. Các báo cáo sau dịch sởi ghi nhận dịch bùng phát tại những nơi có tỷ lệ tiêm chủng vắc xin sởi thấp trong những năm trước đó và những vùng có biến động dân cư cao, đối tượng chủ yếu là trẻ dưới 10 tuổi chưa được chủng ngừa.
Hình ảnh ám ảnh ghi nhận tình trạng quá tải tại phòng cách ly của khoa nhi bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội)
trong dịch sởi 2014
trong dịch sởi 2014
Sởi vốn là một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, lây lan trực tiếp do tiếp xúc với các chất tiết của mũi họng bệnh nhân, hoặc lây gián tiếp qua những đồ vật mới bị nhiễm các chất tiết đường mũi họng của bệnh nhân. Với khả năng lây lan nhanh trên diện rộng, sởi dễ dàng gây dịch lớn. Thời điểm giao mùa đông xuân, nhiệt độ hạ thấp, sức đề kháng của trẻ bị suy giảm tạo điều kiện cho những virus phát triển mạnh mẽ và gây bệnh. Bệnh rất nghiêm trọng ở trẻ nhỏ và trẻ suy dinh dưỡng, một số biến chứng của bệnh bao gồm viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy và viêm não có thể gây tử vong.
Dịch sởi năm 2014 đã cướp đi sinh mạng của gần 150 trẻ, trong đó có phần nguyên nhân từ nhiễm khuẩn lây chéo trong bệnh viện. Trong ảnh là bé H.N.P 9 tháng tuổi tử vong vì bệnh viêm phế quản phổi và Sởi trong trận dịch năm 2014
Triệu chứng bệnh sởi:
Triệu chứng ban đầu của bệnh là sốt, viêm kết mạc mắt (mắt đỏ), viêm sổ mũi, ho và xuất hiện các nốt nhỏ với trung tâm màu xanh trắng bên trong niêm mạc miệng nơi gò má, ban đỏ toàn thân xuất hiện từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 của bệnh. Ban bắt đầu từ mặt, sau lan ra các chi và toàn thân. Các triệu chứng có thể kéo dài từ 4 – 7 ngày.
Diễn tiến bệnh:
Khi nhiễm bệnh, hệ miễn dịch bị suy giảm, sức đề kháng yếu nên cơ thể dễ bị virus tấn công. Chính vì thế, bệnh nhân mắc bệnh sởi thường kèm theo biến chứng như: viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, viêm phế quản và viêm não, tử vong xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi do viêm phổi, viêm não. Trẻ mắc bệnh sởi có nguy cơ cao đặc biệt là thiếu vitamin A, nếu thiếu vitamin A trầm trọng có thể dẫn đến mù lòa.